Vài Hình Ảnh tại Lào - Phần 1

1. Bảo Tháp That Luang

2. Cổng Chiến Thắng

3. Công Viên Phật

4. Chùa Mẹ Si Mương

 

 

Bài nhạc "Anh Còn Nợ Em" do Thiên Kim hát.


 

 

Lào hay Ai Lao là quốc gia ở Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar- Miến Điện và Trung Quốc, phía đông giáp với Việt Nam, phía đông nam giáp với Campuchia - Cam Bốt, phía tây và tây nam giáp với Thái Lan.
Diện tích là 236.800 km2 và Dân số là 7.852.377 (ước tính năm 2023)
Các nhóm dân tộc: Lào 53,2%, Khmou 11%, Hmong 9,2%, Phouthay 3,4%, Tai 3,1%, Makong 2,5%, Katong 2,2%, Lue 2%, Akha 1,8%, khác 11,6% (ước tính năm 2015)
Ngôn ngữ : Tiếng Lào (chính thức), tiếng Pháp, tiếng Anh, các ngôn ngữ dân tộc khác nhau
Tôn giáo : Phật giáo 64,7%, Thiên chúa giáo 1,7%, không có tôn giáo nào 31,4%, khác/không rõ ràng 2,1% (ước tính năm 2015)

BẢO THÁP THẠT LUỒNG

Bảo tháp Phra That Luang - Được coi là di sản văn hóa thế giới, Pha That Luang là biểu tượng quốc gia được in trên cả tiền giấy và quốc huy. Tháp được xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1566, mang phong cách Lào dát vàng bên ngoài, dưới ánh nắng càng rực rỡ và lộng lẫy hơn. Vào giữa tháng 11 hàng năm, lễ hội cấp quốc gia được tổ chức, thu hút đông đảo dân chúng trên toàn quốc về tham dự.

 

 

 

 

 

 

 

 

CỔNG CHIẾN THẮNG

Cổng Chiến thắng Patuxai là một trong những di tích quan trọng nhất ở Viêng Chăn, cống hiến cho những người đã chiến đấu trong cuộc đấu tranh giành độc lập.

Tọa lạc ở trung tâm Viêng Chăn, Tượng đài Chiến thắng Patuxai - một phần của Công viên Patuxai rộng lớn hơn - là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của thủ đô, cống hiến cho tất cả công dân Lào đã hy sinh mạng sống cho đất nước trong các cuộc chiến tranh khác nhau. Cổng này được thiết kế giống với Khải Hoàn Môn ở Paris kết hợp với phong cách truyền thống của Lào để tạo ra một nét hấp dẫn Đông Tây.

 

 

 

 

 

Chợ đêm ở Viêng Chăn.
Từ 5 giờ chiều mỗi tối, hàng trăm mái hiên được dựng lên để chợ đêm ven sông này hoạt động đến 10 giờ đêm.. Tại đây, người ta có thể tìm thấy nhiều mặt hàng như quần áo, hàng dệt may, phụ kiện, đồ thủ công, tranh vẽ và vô số đồ lưu niệm. Ngoài ra còn có sân chơi cho trẻ em ngay giữa chợ. Để ý chợ đêm này không có quầy ăn uống.

 

 

 

CÔNG VIÊN PHẬT

Công viên vườn tượng Phật Wat Xiêng Khuôn - Buddha Park toạ lạc bên dòng sông Mekong. Công viên có rất nhiều tượng Phật với các ấn tướng khác nhau, được khắc dựa theo kinh đô Phật giáo ở Ấn Độ. Công trình do Thiền sư Bunluea Suliat phát tâm xây dựng từ năm 1958.

Công viên Phật cách Viêng Chăn khoảng 25 km, bao gồm hơn 200 bức tượng tôn giáo theo cả tác phẩm điêu khắc của Ấn Độ giáo và Phật giáo nằm rải rác trên khuôn viên xanh tươi. Tượng Phật nằm khổng lồ dài 40m là bức tượng nổi bật nhất ở đây. Điểm nổi bật khác là hình ảnh thần, quỷ, người, thú và 3 tầng địa ngục, trần gian, thiên đường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một cái chum.

Hình vẽ Cánh Đồng Chum, một địa danh nổi tiếng của Lào.

 

 

CHÙA MẸ SI MƯƠNG

Chùa Mẹ Si Mương – ngôi chùa linh thiêng nhất tại Thủ đô Viêng Chăn, nơi người dân Lào thường đến để cầu an, cầu phúc và cầu bình yên. Quý khách viếng thăm, lễ Phật và làm lễ buộc chỉ tay chúc phúc truyền thống của người dân Lào.

Wat Si Muang được coi là ngôi nhà của vị thần hộ mệnh của Viêng Chăn. Được xây dựng vào năm 1563, truyền thuyết kể rằng ngôi chùa được đặt tên theo cái chết của Si Muang, người phụ nữ đã hy sinh dùng bản thân mình nằm trên nền móng của ngôi chùa để ngăn giòng nước từ dưới đất phun lên liên tục. Ngay địa điểm này ngày nay được đánh dấu từ cây cột được xây ở chánh điện ngôi chùa.

 

 

 

Bên trong chùa ̣được ngăn ra hai khu: khu chánh điện với cây cột mốc là trung tâm toàn khu vực ngôi chùa.

 

Khu vực cho người dân cúng dường và xin ơn với các nhà sư.

 

Khu vực bên ngoài chùa chính còn có các đình nhỏ hơn, nơi dân chúng đến để cầu nguyện xin ơn lành với các nhà sư.Người ta cũng đem những chiếc xe hơi bốn bánh, xe hai bánh...mới toanh đến để các nhà sư "làm phép" cho các xe được an toàn khi lái.

 

 

Khách đến cầu nguyện xin ơn.

Các lễ vật được bầy bán cho khách đến cầu nguyện.

 

Khu vực bên ngoài chung quanh ngôi chùa chính. Các hình dưới.