Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Cụ
Nguyễn công Trứ ngày xưa có lần đã ước muốn làm cây thông. Trước đây tôi
cứ nghĩ làm cây thông thì chán chết, làm người mới thích chứ! Kinh Phật có
nói nhân thân nan đắc, ngay cả các vị Thiên Long Thần Qủy đều ước mong
được mang hình hài con người để có dịp hoàn thành con đường trở về với
Giác Tánh, với Đạo, tại sao Cụ Nguyễn lại có ý tưởng ngộ nghĩnh như vậy!
Suy nghĩ mãi, ra đường cứ
gặp cây nào cũng nhìn, nhất là những cây thuộc họ thông, xem chúng có gì
đặc biệt mà lại rơi vào mắt xanh của Cụ Nguyễn, khiến Cụ muốn hoá thân
thành chúng. Mò trong sách vở tài liệu, thấy riêng vùng Bắc Mỹ đã có đến 4
chủng là Australes, Cortotae, Strobi và Sylvestres. Riêng chủng Australes
ở miền Nam Hoa Kỳ có tám loại là Pinus echiata, Pinus eliottii, Pinus
Glabra, Pinus gallustris, Pinus plungens, Pinus rigida, Pinus serotina, và
Pinus teada. Chủng Contortae gồm 4 loại ở Canada và miền Đông Bắc Mỹ, được
kể gồm Pinus virginiana, Pinus clausa và Pinus banksiana. Chủng Strobi
gồm 14 loại , 6 mọc ở Bắc Mỹ và ở Âu châu gọi chung là thông trắng miền
đông pinus strobus có ở nhiều nơi trên thế giới. Còn chủng Sylvestres gồm
ít nhất 19 loại thường gọi chung là thông gỗ đỏ - red pine (Pinus
resinosa.)
Xem thế thì chọn làm loại
thông nào cũng khó, trắng đen vàng đỏ bốn màu gỗ đều đủ, chỉ giống nhau ở
chỗ lá màu xanh quanh năm. Tất nhiên là có những lá nâu
vàng rụng, nhưng đó chỉ là số ít so với tàn xoè rậm rạp nên lúc nào cũng
thấy thông có vẻ trẻ trung. Thêm đặc điểm thứ hai là ngọn thông bao giờ
cũng có chóp,
thành ra nhìn thấy có vẻ còn vươn cao mãi, chứ không xoè tròn như những
loại cây khác, có vẻ an phận trong cái phần số làm... cây gỗ của mình.
![]() không gian, chẳng biết đang ở trên tàu dọc theo duyên hải quê nhà hay đang trên chuyến xe lửa từ Nam ra Bắc, hoặc đang nằm rừng ngủ đất ở một góc trời đất Mỹ?
Cây Thông đã gắn liền với
cuộc đời của Chúạ Trong tác phẩm "Quo va dis" tôi được đọc trong tù, hình
ảnh của Chúa đi rao giảng tình thương trên những cánh đồng xanh màu lá
trường xuân, hình ảnh những tín đồ tụ họp cầu nguyện trong những căn hầm
khi bị quân La Mã truy sát làm tôi rơi lệ. Ôi con người đã có thể đối xử
tàn tệ đến thế với nhau trong khi hình ảnh của những cánh rừng thông luôn
luôn phủ bóng chở che cho con người và các loài sinh vật khác. Bài học
nhẫn nhục, hy sinh từ rừng cây đã không gợi được trong tâm tư con người
những điều tỉnh thức , mà trái lại họ đã bắt Chúa để đóng đinh trên thân
cây trường xuân như muốn chặt đứt nguồn sống tâm linh đang tuôn chảy trong
tim óc con người.
Chẳng rõ Cụ Nguyễn ngày xưa
có tâm sự gì không thể thố lộ với nhân gian, hay cụ đã hội nhập được với
lý nhất thể vạn vật. Bình thường nhìn một cái cây ta chỉ thấy rễ thân cành
lá hoa trái, màu xanh màu vàng màu đỏ màu nâu. Nhưng có ai nhìn thấy những
dấu vết thời gian trên lớp da cây xù xì nứt nẻ, có ai nhìn thấy những uốn
vặn của bão giông, những khắt khe của mùa tiết? Mỗi cây như một con người,
có những điều riêng muốn ngỏ, những chuyện muốn tâm tình, những cách thế
biểu hiện sự vui mừng, buồn nản. Tôi thường ngồi trước gốc thông trước nhà
những lúc chiều lên, đặt tay lên lớp vỏ cây xù xì nghe nhịp thở. Những lúc
mưa về, lá thông sũng nước, như người đi trong mưa với mái tóc ướt rượt,
bện sát vào nhau, quắt quay trong những cơn gió giật. Gốc thông chia hai
nhánh, một ngả về đông một ngả về tâỵ,nhưng những cành vẫn cố ngoái trông
nhau, những nhánh khô mục vẫn nằm yên lặng bên những cành non trẻ; những
nhánh sau vẫn cố vươn theo những nhánh trước lên vòm xanh ngắt của trời
mây, quấn quýt không rời. Và bây giờ mùa xuân, những đoá thông non đang nở
rộ trên cành, màu lá xanh của cây chừng như nhạt hẳn, võ vàng, như người
mẹ đang trút sinh lực của mình cho những đứa con, cho những mầm xanh trổi
dậỵ
Ôi những sự thật về tình
yêu thương của vũ trụ vạn vật luôn luôn hiển bày trước mắt, mà nhân gian
như vẫn vô tình. Buổi mai tiếng chim ríu rít trong những khóm cây rủ nhau
đi kiếm mồi, những chú chim sâu, chim xanh nhảy nhót trên thảm cỏ bắt sâu,
chú sóc len lén chuyền vội trên cành rình rập những quả hồng còn sót lại
trong mùa đông, những đôi chim câu gù gù bay ra bay vào chiếc tổ mới đắp
trên một góc đầu hồi. Ngoài xa, tiếng xe ồn ào qua lại của một đời sống
mệt nhoài hối thúc con người, chạy đua và chạy đua, tranh giành và tranh
giành. Chiều đến, khi nắng tắt dần trên dãy núi xa xa, những tiếng chim
gọi nhau về tổ lại rộn lên ở khóm cây rồi trả lại cái yên lắng cho màn đêm
từ từ phủ xuống khi ánh điện vàng của những ngọn đèn soi phố bừng lên. Có
một màn sương mỏng phủ trùm trên đời sống của chúng ta như tấm khăn che
khuôn mặt thật. Con người nhân danh sự trang điểm để che dấu tâm tư của
mình, một thứ tâm tư luôn khao khát yêu thương và một thứ tâm tư của khao
khát tính suỵ
Khi giấc ngủ trở về, có ai
nhìn được thứ tâm tình nào cần thiết và là ý nghĩa của cuộc tồn sinh?
Phải chăng đó là sự thực của những điều vui muốn khóc mà buồn tênh lại
cườỉ? Phải chăng gỗ đá chẳng vô tri như ta nghĩ mà chính ta lại là kẻ bất
trỉ. Tôi như nhìn thấy những đường xoắn vặn trên những thân cây hè phố
đang quặn khúc trong lòng.
pnt
![]()
Không đề |