TRANG TRI ÂN THẦY CÔ

"KHÔNG THẦY ĐỐ MẦY LÀM NÊN"

Ca dao tục ngữ Việt nam

 
Hai Bài Viết của Thầy Nguyễn Khánh Do

Thầy Phạm Thanh Liêm

 

Tâm Sự Thầy Đặng Trần Dư , hiệu trưởng trường QGNT 1969-1970 gởi HSQGNT trong NGAY HOI AO XANH - 2006Monday, September 17, 2012


“Các em Quốc Gia Nghĩa Tử thân mến,

Trước hết tôi cảm ơn các em đă cho tôi cơ hội gặp lại các em cũng như các thầy cô và quư vị thân hữu chiều tối ngày hôm naỵ Tôi xin được dành một hai chục phút để nói lên những cảm nghĩ của tôi cũng như để nhắc nhớ tới những kỷ niệm xa xưa khi tôi c̣n được gần gũi d́u dắt các em Quốc Gia Nghĩa Tử thân thương.

Tôi là một quân nhân nhưng được Bộ Quốc Pḥng biệt phái ngoại ngạch đi dạy học trong suốt mười hai năm ngay từ 1963 khi trường Quốc Gia Nghĩa Tử mới được thành lập.
Tôi dạy học, rồi làm hiệu trưởng tại trường Phổ Thông cho tới năm 1970 tôi qua làm hiệu
trưởng trường Kỹ Thuật.

Tôi c̣n nhớ năm đầu tiên đó: t́nh h́nh chánh trị miền Nam Việt Nam cực kỳ rối ren, một cuộc đảo chánh do các tướng lănh chủ xướng đă lật đổ chế độ của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.Và cũng vào thời điểm này, trường Phổ Thông Quốc Gia Nghĩa Tử khai giảng niên khoá đầu tiên. Con đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lư Thường Kiệt Quận Tân B́nh) trên lộ tŕnh tôi tới dạy học, hồi đó hai bên c̣n là những diện tích rừng cao su chứ không san sát nhà ở hay tiệm buôn như bây giờ. Trường sở vừa xây cất xong nên các bức tường c̣n thoang thoảng mùi vôi, các cánh cửa và bàn ghế học sinh c̣n thoang thoảng mùi sơn.

Nhưng h́nh ảnh khiến tôi nhớ nhất, không quên được đó là h́nh ảnh sau này: h́nh ảnh các bà mẹ, đầu c̣n chit khăn tang màu trắng đưa các em nhỏ, trai có, gái có khoảng mười ba, mười bốn tuổi đến trường xin học. Đó là các em Quốc Gia Nghĩa Tử, cha các em vừa mới hy sinh tại một chiến trường xa gần nào đó. Tôi đă chú ư tới vẻ mặt ngơ ngác của các em cũng như đôi mắt thâm sâu và u buồn của các bà mẹ. khi bà giám thị nhà trường –làm theo đúng bổn phận- hỏi về lư lịch của người chồng quá cố th́ kỷ niệm bất giác đă khiến các bà mẹ sụt sùi khóc. Cùng lúc đó,trên đôi mắt của bà giám thị tôi cũng thấy long lanh những giọt lệ.

H́nh ảnh này,khi tôi mới bước chân tới trường khiến tôi có được một ư thức đầy đủ về nhiệm vụ của các giáo sư chúng tôị Bổn phận ấy không phải chỉ là đơn thuần truyền đạt cho các em học sinh những kiến thức phổ thông hay kỹ thuật mà chúng tôi c̣n phải biết thương mến các em,cố gắng một phần nào thay thế được người cha mà ngày nay các em không c̣n nữạ Do đó, theo tôi, các trường Quốc Gia Nghĩa Tử phải được đặt dưới dấu hiệu của T̀NH THƯƠNG.

Trường Phổ Thông, trường Kỹ Thuật,khu Nội Trú là những kiến trúc khá đẹp mắt được xây cất trên một diện tích khá rộng, tiếp giáp với phi trường Tân Sơn Nhất.Tôi c̣n nhớ hồi đó, các phi cơ quân sự cất cánh,hạ cánh hầu như liên tục và tiếng động cơ thường làm át tiếng giảng bài của các giáo sư , kế cận trường Kỹ Thuật có một ngôi nhà hai tầng, tầng trên là các Văn pḥng của viện Giáo dục Quốc Gia Nghĩa Tử và tầng dưới có pḥng làm việc của các cố vấn Hoa Kỳ.

Quyền hành của Viện bao phủ lên tất cả mười ba trường Quốc Gia Nghĩa Tử toàn quốc. Ông Viện Trưởng–bác Sĩ Trương Khuê Quan –là một nhà trí thức tính t́nh hiền ḥa,đôn hậu và ông rất thiết tha với công việc giáo dục các Quốc Gia Nghĩa Tử. Có lẽ v́ thấy tôi có cùng chung chí hướng đó nên ông rất mến tôị Ông là thượng cấp nhưng luôn coi tôi như một người bạn,và hơn thế nữa,một người em trong gia đ́nh.

Bác Sĩ Quan ngày nay không c̣n nữa nhưng tôi chắc hương hồn của ông, cũng như hương hồn của các cha anh các Quốc Gia Nghĩa Tử, vẫn c̣n phảng phất đâu đây và luôn phù hộ cho chúng ta…như tôi đă nói ở trên, tầng dưới của ṭa nhà hai tầng có pḥng làm việc của các cố vấn Hoa Kỳ.

Hồi đó hai bên Việt nam và Mỹ có dự tính cải tổ giáo dục, thiết lập một chương tŕnh giáo dục mới có tính cách vừa phổ thong vừa kỹ thuật được biết dưới tên gọi comprehensive school(tạm dịch:giáo dục tổng hợp)và mười ba trường Quốc Gia Nghĩa Tử được chọn làm các trường dẫn đạo(pilot schools.)Tuy nhiên với biến cố 1975,comprehensive schools sẽ không bao giờ có cơ thực thi trên phạm vi toàn quốc.

Tôi c̣n nhớ tên hai vị cố vấn trưởng do đại học Ohio cử tới làm việc tại đây là Tiến Sĩ Knox và Bà Tiến Sĩ Felsinger.Đồng thời với Hoa Kỳ,chúng ta cũng nhận được sự trợ giúp của một số quốc gia bạn khác.Riêng trường Trung học Kỹ Thuật Quốc Gia Nghĩa Tử đă mang nặng dấu ấn của những sự giúp đỡ trên. Thật vậy, tại trường này,các em đă được chứng kiến những xưởng sắt, xưởng mộc,xưởng điện tử cùng các pḥng học về nữ công,gia chánh được trang bị khá đầy đủ.

Thế rồi năm định mệnh,năm 1975,đă đến.Thẩy tṛ Quốc Gia Nghĩa Tử ly tán.Nhưng nghĩa t́nh năm xưa vẫn sống măi trong ḷng mỗi thầy,mỗi cô cũng như mỗi em học sinh.Do đó hơn bốn thập niên sau chúng ta mới có được cuộc gặp gỡ đầy xúc động như ngày hôm naỵCác thầy cô giờ đây tuổi đă về xế chiều của cuộc đời c̣n các em học sinh đă có gia đ́nh,có con đôi khi cháu nội,cháu ngoại nữạNhưng không hiểu sao, chiều tối hôm nay,khi trông thấy các em, thầy cứ tưởng chừng như các em vẫn c̣n là những cô bé, những cậu bé của năm xưa nên thầy đă không ngần ngại vuốt tóc và xoa má của các em.

Một lần nữa,thầy cảm ơn các em đă cho chúng ta có cơ hội gặp lại nhaụVà với tư cách người lớn tuổi nhất,thầy xin phép được thay mặt các thầy, các cô để kết luận rằng những năm tháng được sống gần gũi và d́u dắt các em là thời gian hạnh phúc nhất và có ư nghịa nhất trong cuộc đời đi dạy học của chúng tôị”để tưởng nhớ công ơn và sự hy sinh của các người cha nên chế độ cũ thường dành nhiều ưu ái cho các QGNT.

Các em được theo học miễn phí tại các trường QGNT,được nuôi ăn ở tại khu nội trú và một số đáng kể được gủi đi học tại ngoại quốc, nhất là tại Hoa kỳ. Cuối mỗi niên học,Tổng Thống Thiệu thường đều đặn tới chủ tọa lễ phát thưởng và phu nhân của ông đă hoan hỉ nhận danh hiệu “mẹ nuôi của các QGNT.” Phần thưởng danh dự thường là một chiếc xe đạp do chính ông Tổng Thống vui vẻ traọVà trước khi trao, thường có một màn biểu diễn ngoạn mục : ông Thiệu leo lên chiếc xe rồi đạp một ṿng quanh hội trường trước những tràng vỗ tay nồng nhiệt của cử tọa gồm nhiều Bộ trưởng,Tướng lănh và Công chức cao cấp.

Thế rồi tháng tư 1975,quân đội Việt nam Cộng Ḥa tan ră,chế độ miền nam cáo chung, trường QGNT ngưng hoạt động v́ chế độ mới hạ lệnh các công chức của chế độ cũ không được bỏ nhiệm sở nên,không muốn phạm tội đào nhiệm,một số đông các giáo sư-những người không vượt biên được,vẫn hàng ngày phải tới trường dù tại đây không c̣n bóng dáng một học sinh nàọ

Chúng tôi phải tham dự những buổi học tập chánh trị điều khiển bởi hai chị cán bộ đến từ một mật khu gần Saigon và được Đảng giao trọng trách tiếp quản nhà trường Lúc nàu đây mọi người đều hoang mang không biết tương lai ḿnh sẽ ra saọRiêng tôi,với cấp bậc Trung tá quân đội Việt Nam Cộng Ḥa,tôi nghĩ ḿnh sẽ không thể nào có một chỗ đứng trong xă hội mới và chỉ c̣n chờ ngày lên đường đi học tập cải tạọ

Tôi đă bị di chuyển qua nhiều nhà tù cải tạo,bắt đầu tại miền Nam rồi sau đó qua miền bắc.Sau năm năm,tôi được trả tự dọTôi đă không khỏi ngạc nhiên khi thấy ḿnh có thể hội nhập được vào xă hội mới và,hơn thế nữa,những năm tiếp theo sống tại Saigon có thể nói là khá thoải máị

Tôi đă tới thăm trở lại trường QGNT năm xưạ Ngày nay trường mang tên mới là Lư Tự trọng và thâu nhận con các liệt sĩ của Quân đội Nhân Dân.Tôi chỉ c̣n có thể đứng ngoài để nh́n và,ḍ hỏi tin tức,tôi được biết con các liệt sĩ vẫn tiếp tục ăn ở tại khu nội trú nhưng trong những điều kiện không bằng các QGNT ngày trước.Ngày nay, các em phải vừa học,vừa lao động,thí dụ chăm sóc vườn rau sau khu nội trú để có thêm rau cải thiện những bữa ăn.Trông thấy bóng dáng những em nhỏ đó thấp thoáng tại cổng trường Lư Tự Trọng tôi đă có suy nghĩ ǵ? Cha các em là thành phần của một quân đội đối nghịch với quân đội Việt nam Cộng Ḥa trong một cuộc chiến đẫm máu kéo dài hai thập niên. Nhưng sao sự xuất hiện của các em không gây một chút ác cảm nào trong tôỉ Trái lại đă có một sự thương cảm nào đó khi tôi nghĩ rằng - giống như các QGNT ngày trước – các con liệt sĩ là những đứa trẻ bất hạnh sớm mất đi t́nh thương của người chạCác em chỉ là nạn nhân vô tội của một cuộc chiến do những người lớn – nhân danh những lư tưởng này nọ- gây ra .
Tôi mong rằng với thời gian, những thù hận ngày trước sẽ tiêu tan, nước Việt Nam vĩnh viễn sống trong ḥa b́nh, người Việt nam vĩnh viễn sống trong t́nh tương thân tương áị Để trong tương lai không c̣n có nữa những em nhỏ bất hạnh mang những tên gọi tương tự như “quốc gia nghĩa tử”

Thầy HT Đặng Trần Dư
 

THẦY NGUYỄN KHUÊ

Các tác phẩm của Thầy Nguyễn Khuê, cựu GS Việt Văn QGNT:

 

Tâm trạng Tương An quận vương qua thi ca của ông (1970)

Nghị luận văn chương (1972)

Tự học Hán văn (1973, tái bản 1995)

Chân dung Hồ Biểu Chánh (1974, tái bản 1998)

Gia Định qua thơ văn xưa (1987)

Những vấn đề cơ bản của chữ Nôm (1987)

Từ điển Hán - Việt (1991)

Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập (1997)

Hương Trời Xa Bay (Thơ, 1998)*

Nguyễn Trăi toàn tập tân biên (Soạn chung, 1999 và 2000)

Cơi Trăm Năm (Thơ, 2002)**

Ba mươi năm cầm bút (2004)

Sơ lược và ảnh hưởng của Chư tổ Thiền Thái Tông (2005)

Trăm Năm Là Cuộc Lăng Du (Thơ, 2005)***

 

     *Biết đời như mây bay

      Sao măi nhặt cho đầy

      Ra đời hai tay trắng,

      Ĺa đời trắng hai taỵ

           

  **Mây bay nước chảy hững hờ,

     Đá ṃn rêu bám bên bờ thời gian.

     Trăm năm là cơi hợp tan,

     Chuyện đời dâu biển phiếm bàn mà chơi.

 

***Đời muôn màu muôn vẻ,

     Nhiều điều chưa nói ra

     Ai người sau tri kỷ,

     Xin nói tiếp thay ta.

 

 Tài liệu trên đây do Thầy Nguyễn Văn Xiêm, cựu GS Anh Văn QGNT và ĐHVK Saigon, gữi đến.

---------------------------------------------

 

Có hai GS/QGNT đă tững dạy tại Đại Học Văn Khoa Saigon. -
Dó là Thầy Trần Bích Lan và Thầy Nguyễn Khuệ Thầy Nguyễn Khuê là một người tinh thông Hán Văn, rất nghiêm túc trong phong cách và cuộc sống. T́nh cờ tôi và Thầy ở chung trại Hàm Tân Z 30D. Tôi lên rừng trước, c̣n Thầy được chuyển từ trại Hốc Môn về.


Bấy giờ tôi trong toán xây dựng c̣n Thầy trong đội
nông nghiệp trồng khoai sắn và đôi khi có trồng lúạ
Trong trại cấm "quan hệ" nghĩa là nói chuyện với nhau từ đội này sang đội khác, nhà này sang nhà khác, và những anh trong các đội cựu sĩ quan rất tôn trọng kỷ luật, có lẽ nghĩ rằng nhờ thế sẽ được sớm tha về!
Đội Trưởng đội của Thầy Khuê là một cựu Đại Úy
Quân Cảnh. Tôi có lần t́m cách nói chuyện với vài anh trong đội này, nhưng họ chỉ trả lời xă giao, có lẽ cũng ngại không biết tôi là thành phần nàọ Sau đó tôi chuyển trại khác, không biết Thầy được về từ khi nào, Riêng tôi măi đến 88 mới trở lại Sai gon, rồi lại bị cuốn vào ṿng cơm áo để sinh tồn, ba ch́m bảy nổị

Gần Tết năm 69 Kỷ Dậu, tôi gửi bài Sớ Táo Quân cho báo QGNT biết chắc là sẽ được đăng, không phải v́ tôi là TB/HTBC, mà biết v́ bài sớ của tôi lạ, làm theo thể phú hạn vận. Thầy Nguyễn Khuê là Cố Vấn cho Ban Báo Chí năm này đă chọn bài như tôi nghĩ. Bài sớ mở đầu như sau:

Trời ơi là Trời, xét dùm chuyện bếp!
Lắm chuyện điên đầu, mệt gần muốn chết!
Nhớ năm qua:
Chức Táo chủ trời ban, Nghiă Tử Đường xét việc.
và kết bằng câu:
Mong cho hưu trí về vuờn, Xin cắt dùm dây oan nghiệt

(Đúng là cầu được ước thấy)

Trước khi rời Việt Nam, thỉnh thoảng tôi có gặp Thầy Khuê quần áo luôn chỉnh tề trên chiếc Honda Dame màu xanh lá ở khu Tân Định mỗi lúc tôi đi làm về nhà ở Phú Nhuận. Mấy mươi năm chưa một lần nói chuyện với Thầỵ Dù tôi không có duyên học với Thầy nhưng tôi vẫn xem Thầy như một mẫu người tiêu biểu cho nhà Nho ngày xưa: "bần tiện bất năng di, phú quư bất năng dâm,  uy vũ bất năng khuất". Nay biết chuyện của Cô,
mới thêm khâm phục cách xử sự với bạn tao khang của Thầy : "Tao Khang chi thê, bất khả hạ đường."

Xin gửi đến Thầy ḷng tâm phục khẩu phục của một đứa học tṛ ngổ ngáo không có duyên may học với Thầy nhưng lúc nào cũng xem Thầy như là một biểu tượng - để ḿnh vươn tớị .


pnt/1970

 


----------------------------------------

 

 

Nghề tay trái

Cô Ḥang thị Lộc - QGNT

Mỗi người chúng ta có một nghề chính, nó tạo nên sự nghiệp của chúng ta. Ngoài ra c̣n có một hay hai nghề phụ, “nghề tay trái”, đôi khi vài ngươi có rất nhiều nghề tay trái. Trong vài ḥan cảnh, nghề tay trái trở thành nghề tay phải, khi nghề chính hết thời. V́ hoàn cảnh xă hội hay tai nạn dủi do, tay phải bị gẫy th́ tay trái được thay thế để cầm dao cầm kéo.

Tôi xin kể vài thí dụ của chính tôi để các bạn trẻ nghe. Nghề phụ của tôi bắt đầu từ những kinh nghiệm làm việc. Từ khi c̣n nhỏ đi chạy giặc tây và học trường làng, tôi đă đươc thày giáo nhờ làm thứ này thứ khác, gom bài chấm bài của học sinh cùng lớp. Có lẽ là đứa trẻ bạo dạn nhất lớp, không dụt dè, e thẹn. Con bé được thầy giáo nhờ giúp chỉ bạn này làm tóan, giúp bạn kia tập đọc, giúp bạn khác viết tập. Tôi vẫn c̣n nhớ rơ khi tôi cầm tay bạn hướng dẫn từng nét chữ, tập viết từng con số, tập viết từng nét chữ Hoa, A, B, C…… và dạy các bạn làm tóan cộïng-trừ, nhân-chia. Cứ thế tôi đă trở nên mạnh dạn hơn, và tự tin nơi ḿnh. Lên đến trung học, mỗi lơp lại co bầu bán trưởng lớp, phó trưởng lớp và các đội trưởng, tôi cũng chẳng từ nan một chức vụ nào và nó cũng giúp tôi về sau, khi trưởng thành, lúc gập các ḥan cảnh khó khăn, như sau 1975 , nơi trại tị nạn Indonesia, va lúc khởi đầu cuộc sống định cư nơi đất Mỹ.

Đến năm Đệ lục, tôi ngẫu nhiên trở thành cô giáo nhỏ bé, day kèm ba người con của ông bà chủ tiệm may gần nhà. Cũng nhân dịp này tôi học thêm nghề may quần áo. Khi c̣n bé tôi thích làm các búp bê bằng cành cây dâu tằm và may quần áo cho búp bê của tôi. Tôi may quần áo cho chính tôi khi rảnh rỗi. Chẳng bao giờ tôi nghĩ có lúc nào tôi phải kiếm cơm gạo bằng nghề may. Đến năm đệ tam th́ tôi dạy lớp b́nh dân buổi tối cho những người lớn đang đi làm mà muốn học thêm v́ có bằng tiểu học th́ các công chức này được thăng ngạch trật. Tôi không nghĩ tôi sẽ trở thành một cô giáo. Trong gia đ́nh mọi người đều cho tôi một ư chí và gương mẫu là học lên cao để thành một bác sĩ, dược si. Dạy học chỉ là cái bàn đap giúp tôi sống tự lập và tiến thân. Khi đậu trung học rồi, tôi và vài bạn bè mở một số lớp tư thục, gồm có một lớp nhất, lớp luyện thi đệ thất, và một lớp mẫu giáo với mục đích co tiền dể tiếp tục học dược. Chẳng bao lâu, tôi sang lại cho day cho ban. Tôi quyết định dọn vào Đại Học Xá Trần Quư Cáp ở và tiếp tục học dược. Để có tiền chi tiêu tôi dạy một số giờ cho các trường tư thục Đạt Đức và Trường Sơn. Năm 1963 tôi được tuyển vào dạy khế ước trường công lập Nguyễn Đ́nh-Chiểu, Mỹ-Tho. Để được thuận tiện cho viêc học dược, năm 1966 tôi xin thuyên chuyển về QGNT sàig̣n và gia nhập đại gia đinh QGNT. Lúc dó có thầy T.K.Quan và Thày B.T.Chi chọn tôi vào dạy trường Phổ Thông. Đến năm 1969, tôi được chuyển vào Trường Tổng-Hợp làm phụ tá thầy Hiệu Trưởng Trần Ngọc Hồ. Với chức vụTổng Giám thị và thăm nom các nữ sinh Nội Trú. Tôi chỉ phụ trách dậy một lơp tóan và 2 lớp English. Nhờ vậy thời khóa biểu đi hoc của tôi đươc thích nghi hơn. Khi lập gia đ́nh th́ nhà tôi vẫn khuyến khích tôi đi học. Nhưng rồi thời cuộc, chiến tranh mỗi ngày một gia tăng, chồng tôi phải động viên vào Thủ Đức. Phải lo cho con cái, tôi bỏ trường dược va trở thành cô Giáo chính thức, một nghề mà tôi vẫn thích từ thời c̣n bé, 11, 12 tuổi. Thế là ư chí trở thành một dược sĩ bất thành. Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên mà!

Khi đặt chân đến trại tị nạn Galang vào tháng bảy năm 1980, th́ tôi lại dùng nghề tay trái để kiếm tiền tiêu mà không phải trông chờ vào tiền họ hàng bên Mỹ giúp đỡ. Tôi mượn được 100 đô la để mua một chiếc máy may Singer, đạp chân, kiểu xưa và chiếc đèn măng xông, bắt đầu nhận sửa đồ và sau là may luôn quần áo. Hai vợ chồng tôi học luôn cả may veston, complet. Chồng tôi đến Ontario với bộ complet tự tay may lấy, không đẹp nhưng cũng coi được. Trong ngày đầu định cư, thay v́ đi nhận đồ may tại các shop may, giá 1$00 hay 2$00 một áo, th́ tôi đi làm cho tiệm bán đồ áo cưới của Mỹ, lương cao lại nhàn nhă. Lại có thời giờ học thêm, lấy bằng A.A tai College gần nhà và một văn bằng sư phạm day nghề tại Đại học Long Beach. Cũng nhờ đó mà tôi thi vào School District và trở lại nghề dậy học ở High school.
Nhờ nghề tay trái đă giúp tôi trở lại nghề chính, mà không phải lao đao lận đận, mỗi khi gặp những đổi thay trong đời sống.

Nhân dịp họp mặt Quốc Gia Nghĩa Tử , thầy tṛ chúng ta ai cũng đă trải qua bao nhiêu gian truân. Cuộc sống có mấy ai lúc nào cũng yên ổn, không đổi thay. Nhất là xứ Mỹ lại rất thay đổi, kinh tế lên xuống, dân chúng đổi tiểu bang. Mỗi chúng ta nên dự trữ sẫn một nghề tay trái. Tôi nghĩ đến những gia đ́nh, chồng tách vợ ly ( technician, assembly), khi gập kinh tế xuống dốc, hay những bà những cô đang sống bằng nghề nail tóc, không biết nghề này phồn thịnh đến bao giờ. Mà chưa có ai nghiên cứu về ảnh hưởng của hóa chất trong nghề nghiệp đến các bào thai trong bụng các thợ nail; v́ tôi dậy học, đă thấy khá nhiều trẻ nhỏ Việt sinh ở Mỹ, phải xếp vào các lớp special education./.
-------------------------------------------------


THÂY TRƯƠNG THÊ KHÔI


Anh chị em học môn Toán năm dệ Tam chắc có nhiều anh chị học với thầy Trương Thế Khôị

Thầy Khôi tướng mạo trông rất đẹp trai, "khôi ngô tuấn tú."

Thớ gian học với thầy năm dệ tam và những năm sau nưă, tôi hay đạp xe lên nhà bạn Nguyễn Thiết Thạch ở khu hẻm 286 Công Lư, khu này có tiệm phở Công Lư rất nổi tiếng.

Mỗi lần ra vào khu hẻm này, tôi dều đi ngang qua nhà thầy, nhà thầy nằm ngay trên mặt đường, chỉ cách đầu con hẻm 286 hai hay ba căn, thỉnh thoảng thấy thầy đi đứng trong nhà. Nghĩ lại cứ tiếc măi v́ quá nhát nên không dám ghé vào chào Thầy một tiếng.

Tới năm 2003 nhân dịp Đại Hội, không nhớ nhờ ai tôi có được điạ chỉ cuả Thầy ở Houston, Texas và gởi Thiệp Mời cho thầỵ

Chỉ hai hay ba ngày sau, tôi nhận dược email của thầy; tôi thật cảm động .Sau đó hai thầy tṛ email qua lại, thầy hỏi thăm tin tức các thầy khác và các tin về đại hộị.

Hỏi thăm sức khoẻ cuả Thầy th́ thầy nói thầy không được khoẻ , so với thầy Thiệu th́ thầy Thiệu trông c̣n khoẻ lắm. (Thời gian đó thầy Thiệu đă qua Houston chơi và gặp gỡ một số thầy cô và học sinh QGNT)

Mỗi lần anh em bàn chuyện về việc nghỉ hưu sớm 62 hay chờ tới 65, anh em đều nhớ đến thầy v́ thầy đi làm tới đúng tuổi về hưụ

-----------------------------------------

Tớ được học Toán thầy Khôi
Anh văn cũng một thầy Khôi, thế là....
học tṛ, nhất quỷ nh́ ma
đặt luôn tên gọi riêng ra từng người
Thầy Khôi dạy toán nhỏ người
đặt "Khôi vị tự" , tâm thời...dây lưng
Thầy Khôi kia dạy Anh văn
nhưng hay phát biểu ư bằng..pháp văn
(lớp tớ tiếng pháp rơ ràng!)
lần ấy Thầy trễ giờ vàng thích mê
vào lớp Thầy cười đề huề
phân bua một nỗi tức th́ sáng nay
xe Thầy bị pan lăn quay
"lancer " măi cái "moteur" không rời
cả bọn "vô duyên " bật cười
tên Thầy từ đó là Khôi...."lancer moteur".....

chút chút kể lại chuyện xưa
Thầy ơi, tạ lỗi.
bạn xưa nhớ hoài
kimthanh

-----------------------------------------------------------

Chào Kh cùng qúy bằng hữu thân thương.

Kh kể chuyện về Thầy Khôi , ḿnh rất cảm động và chợt nhớ về ngày xưa...


Ngày đầu tiên năm dệ tam , gặp Thầy ḿnh tự nhiên có sự cảm mến như một người thân trong gia đ́nh.
Sau này ,Thầy cũng là thần tượng của ḿnh luôn.
Ḿnh thích Thầy ,khi giảng bài Thầy thừơng đi theo chiều dài của bục gổ, với nét đặc biêt, tay Thầy-
cầm viên phấn miệng th́ giảng bài, nhưng mắt thường ngó lên trần . qúy bạn biết không ? ḿnh tự gọi-
Thầy là nhà triết gia toán học...


Việc nhận Thầy là thần Tượng , nó đă nhập tâm và ḿnh đă biểu hiện ra khi ḿnh làm việc chuyên môn
ở Tỉnh Tây Ninh. Khi được Trường Y ờ TN mời giảng một số bài học về bôo môn Phổi. ḿnh cũng đi và mắt cũng nh́n lên trần nhà (không phải v́ các cô HS này đẹp và ḿnh mắc cở không nh́n).


Nhắc đến Thầy, có một kỷ niệm nữa mà ḿnh chẳng bao giờ quên .Là việc trả bài , suốt niên học Thầy gọi tên ḿnh trà bài ,hoặc giải toàn chỉ về môn đaịi số mà thôi. ḿnh thắc mắc có hỏi Đăng Hà nhưng cậu ta cũng mù tịt.
Nhớ đến Thầy . ḿnh lại nhớ bài thơ

Thầy là con đ̣ nhỏ
Em là khách sang sông
Khách đi rồi có nhớ
Đ̣ xưa vẩn đứng chờ....


Thưa Thầy, ngày em chuẩn bị bước vào đời chọn ngành X-RAY .Đề thi Toán có hai đề , em đă bỏ đề một môn đại-số mà chọn đề hai giải qũy tích môn h́nh học.

Trẩn Hùng

--------------------------------------------------------

 

 

  THẦY PHẠM NGHỆ

T́nh cờ vào các trang web nói về quư thầy cô có thầy Phạm Nghệ, tôi chợt nhớ một vài kỷ niệm với thầy .

Vào khoảng cuối thập niên 90, thầy dă có qua bắc Cali chơi và có buổi gạp gỡ 1 số anh chị QGNT tại nhà TQNam, lúc dó vào muà dông nên trời khá lạnh, như vậy mà thầy nói phải qua Cali trốn cái lạnh miền Đông, là miền thầy ở , lạnh hơn Cali nhiềụ


Vào kỳ Dai Hội 2003, tôi di đón thầy tại phi trường San Jose, vưà gặp thầy là thầy bảo ra ngoài cho thầy làm diếu thuốc, ngồi trên máy bay suốt mấy tiếng dồng hồ khó chịu quá...Hỏi thăm về sức khoẻ cuả thầy thầy nói thầy dă 75 tuổi....Như vậy năm nay 2012 thầy dă 84.

Rồi đại hội 2009 thầy qua và diều khiển dàn hợp ca ca bài Ra Khơi thật hay và nhiều cảm xúc, khi nghe bài này tôi nghĩ đến thời gian học với thầy lớp dệ lục, thầy cũng tập bài này trong dịp sắp đưa tiễn các anh chị di du học Huê Kỳ lúc dó...

Rồi chỉ cách nay một hai năm thầy lại qua San Jose và anh chị em bắc Cali có dịp gặp gỡ, thầy thật vui và lúc nào cũng giọng nói giọng cười sang sảng. Thầy nói c̣n vui hơn đại hội nưă...


Thầy Phạm Nghệ


mvkhánh

----------------------------------------

Cám ơn anh Kh đă chia sẻ những kỷ niệm thật thân thuơng với thầy Nghệ. Lúc c̣n trong ban hợp ca của trường TH, tụi Phượng cũng được thầy dạy hát bài Viễn Du, nhưng bài khiến Phượng mê, và xúc động khi hát nhất là bài T́nh Ca của Phạm Duy ("Tôi yêu tiếng nứoc tôi, từ khi mới ra đời người ơi...") và bài "Những Nẻo Đường Việt Nam". Phượng nhớ khi hát mà thật rung động, cứ chực ứa nước mắt v́ những lời nhạc ăm ắp t́nh quê huơng dân tộc... Có thể nói thầy là một trong những vị Thầy, Cô đă nung đúc, khơi sáng lên niềm hănh hiện và ḷng yêu thuơng tổ quốc qua những bản nhạc đó với giọng hát hào hùng, tha thiết của Thầy...

Để Phượng kể thêm về thầy Nghệ nhe. Phượng học nhạc với Thầy Nghệ năm lớp 7 và thầy hay kể chuyện đời xưa khi thầy c̣n trẻ. Những câu chuyện Phượng mê nghe Thầy kể nhất là về những kỷ niệm hào hùng thời chống Pháp. Cái quá khứ thấm đậm lư tưởng quê huơng thời đó khiến Phượng liên tưởng đến nhân vật chính trong Gịng sông Thanh Thủy của Nhất Linh ....

Một trong những câu chuyện thầy kể về thời đó là việc chào quốc kỳ. Thầy bảo các em phải quư từng phút giây chào cờ, v́ hồi xưa lúc c̣n bị Pháp thuộc, thầy chỉ được chào cờ lén. Nếu bị phát giác trong lúc chào cờ th́ tiêu đời! Thế nên, thầy bảo : "Các em phải trân trọng từng giây phút được hiên ngang đứng chào lá quốc kỳ, được hát quốc ca dơng dạc mà không sợ bị bắn bỏ!" Câu nói ấy ám ảnh Phượng không ít những năm đầu lúc mới qua Mỹ. Trường trung học Phượng theo học lúc mới qua có cái lệ chào cờ mỗi sáng thứ hai trong thính đường (auditorium). Mỗi lần chào cờ Mỹ là Phượng khóc như mưa v́ cứ nhớ đến lúc chào lá cờ vàng thân yêu lần cuối trên tàu năm 75, trước khi vào vịnh Subic Bay....

Sau hơn 35 xa cách, lần đầu tiên được gặp lại Thầy ở nhà anh Trịnh Hoài Nam khi Thầy qua Nam Cali chơi (tháng 6, năm 2010). V̀ Thầy ở khách sạn và cần người chở đến nhà anh Nam, Phượng t́nh nguyện đến đón thầy. Vừa gặp mặt, thầy hỏi ngay: "Hồi xưa em có trong ban hợp ca của trường phải không?" Phượng cảm động quá, v́ nghĩ sau mấy chục năm rồi mà Thầy vẫn c̣n nhớ ḿnh, chớp mắt dạ lia dạ lịa. Phượng hỏi "Sao thầy nhớ con hay vậy?" Th́ Thầy trả lời: "Dễ thôi mà! Em nào có trong ban văn nghệ, hay hợp ca của thầy th́ thuờng thuờng trông tạm được! Thế em tên ǵ?"

M.Phượng

----------------------------------------------

Kính chào Thầy Cô .
cùng ACE Q

Nói về kỷ niệm xưa với Thầy Nghệ , hầu như học tṛ nào cũng có .


NThanh và Trương Cúc cùng một số bạn được hát trong dàn hợp xướng của Thầy, riêng 2 đứa chắc hơi bị được về nhạc lư nên hè lớp 10 Thầy cho lại nhà học đàn piano, nhà Thầy ở ngay ngă 3 Trương Minh Giảng -Ḥang Diệu (th́ phải ?) ,
nhà hơi nhỏ , học nhạc th́ ở trên lầu , học tṛ th́ nhiều lứa tuổi , đa phần cấp 2,
học được 1 tháng , 2 đứa âm thầm lặn sâu,
bởi v́ ,
phần nhạc lư th́ năm bờ woăn ,
mà thẩm âm th́ năm bờ then,
Thầy hỏi tại sao ?
xí hổ quá , nói dối tại nhà xa ,
bị Thầy gơ đầu cóc cóc .


Bây giờ ngồi nghĩ lại thấy thật hạnh phúc khi có những kỷ niệm nho nhỏ khó quên với Thầy Cô ,
hôm tháng 2 Thầy Khiết về VN chơi ,Thầy cho xem thiệp mời tất niên của lớp NT cách đây 37 năm Thầy c̣n giữ , thế là NT được dịp đem khoe với Thầy quyển lưu bút năm 12 , được Thầy cũng như một số Thầy Cô khác đă lưu lại trong ấy những lời chúc động viên , dặn ḍ và những lời tâm t́nh thật dễ thương của các bạn
- Thầy Thanh Khiết th́ tặng cho câu
'' công việc tuy dễ khg làm khg bao giờ xong - đường tuy gần khg đi khg bao giờ đến '' ,
Thầy cầm xem c̣n nói :
- đây nè ,chữ kư Thầy đây nè ,
mấy tṛ già ngồi cười
- Thầy Lộc Thọ th́ thưởng cho câu :
'' Hăy trở thành ngọn đuốc để tự soi sáng cuộc đời của chính ḿnh''
Môn Triết của Thầy năm 12 phải học , phải suy luận , thật khó hiểu ....nhưng tới giờ Thầy hay được nghe kể chuyện ngoài lề , ṿng vo một hồi mới đi vào bài .
Sợ khg đạt kết quả cuối năm , 3 đứa kéo nhau đi học ké lớp đêm ( Thanh,Thủy,K Mỹ)
anh Lưu Nam Trang trưởng lớp ,
Lớp được Thầy Phạm Thanh Liêm dậy triết ,
( lớp đêm chỉ kiểm tra khg vào sổ điểm như lớp ngày) ,
kiểm tra bài thấy tên,
Thầy hỏi NThanh với NTrang là anh em à ?
lẹ miệng dạ luôn ,
- kỳ nhỉ nam th́ Trang mà nữ lại Thanh ?
( 3 đứa cứ rúc rích cười) ,
Tuy phá nhưng chịu học , nên Thầy ghi lưu bút tặng cho một tư tưởng của Lăo Tử " Người thương ta cho ta như vàng như ngọc,Người ghét ta cho ta như cỏ như rác , nhưng ta vẫn cứ là ta''
( Thầy ơi bi giờ dzà rồi em nghiệm thấy một điều ,ngẫm ra lời thương lời ghét tuy khg thay đổi được Ta nhưng Ta cũng nên âm thầm kiểm nghiệm để điều chỉnh Ta sao cho Ta đừng quá đáng , Thầy nhỉ ).
C̣n nhiều những lời nhắn nhủ , chỉ bảo của các Thầy Lâu ,Thầy Tú , Thầy Khoa, Cô Trắc , Cô Nhung...... cũng như tâm t́nh dễ thương cũa các bạn Ư Thu- Vũ Lư- Hồng Liên-Diệp Huệ- Oanh-Truong Cúc.......ủa mà sao tṛ nam chẳng thấy ai ghi hết nhỉ, chỉ độc có một anh chàng Đan Hữu Vơ , từ KBC 6910 về phép ghé thăm trường - lớp và ghi lại vài ḍng , chàng ta c̣n ghi tặng một câu ghi chú là '' Vơ mới phát minh ra trong một cuộc hành quân : Khi nào muối là vàng - th́ vàng là hạt cát '' , đúng là triết gia ??
C̣n nhiều nhiều lắm những kỷ niệm với Thầy Cô với bè bạn .
Thật hạnh phúc khi được chia sẻ tâm t́nh.

Thân mến

NamThanh

--------------------------------------------------------

CÔ ĐỖ DƯƠNG CHI

THẦY HOÀNG XUÂN THIỆU

THẦY NGUYỄN KHÁNH DO


Về những giúp đỡ của cô Dương Chi và Hoàng B́nh Hải trong ban xă hội năm lớp 11 và 12 th́ lúc đó tôi tưởng học sinh nào cũng được ưu đăi như vậy nên không để ư các chi tiết. Sau này có cơ hội hỏi lại các bạn học th́ chỉ ḿnh tôi được nâng đỡ khác thường.

Năm lớp 9 lớp 10 tôi trải qua lứa tuổi bất b́nh bất măn, lại chung đụng va chạm với những thành phần rất khó trị của xă hội ... kết quả là tôi cũng đua đ̣i phá phách và bị cấm túc và đuổi học nhiều lần .... Cách đây không lâu sau đại hội QGNT 2003 tôi kể có gặp thầy Thiệu, mẹ tôi mới nhắc chuyện xưa khi tôi bị đuổi học bà có vào gặp thầy Thiệu năn nỉ giảm bớt h́nh phạt kỷ luật, thầy Thiệu có an ủi mẹ tôi và bà tin lắm:

- Bà đừng lo, cứ về đi, thằng này nó phá như vậy, nó sẽ biết tự lọ

Tất cả những chuyện đó mẹ tôi giữ kín cho tới giờ. Tôi chỉ nhớ là sang năm lớp 11 và 12 th́ thầy Do cho tôi mượn sách toán về học thêm. Cô Dương Chi và Hoàng B́nh Hải trợ cấp cho tôi tiền đóng học phí luyện thi Toán Lư Hoá Phục Hưng, và c̣n cho tôi một chiếc xe đạp rất tốt để đạp đi học kèm. Nhưng khi đi học Phục Hưng th́ hầu hết có bác Phát và Nghiêm Văn Minh lái xe gắn máy tới chở tôi đi ké nên xe đạp c̣n mới nguyên khi tôi đi Đài Loan.

Chi tiết tôi chỉ biết có vậy nên khó mà viết thành bài văn dù trong ḷng biết ḿnh được chiếu cố thọ ân rất đặc biệt, nhưng Hoàng B́nh Hải tới nhà tôi chơi thường xuyên và trả lời nhiều thắc mắc câu hỏi trong những năm thi đó.


Đồng thời hai năm này có cha cố Trần Học Hiệu kèm tôi về nhiều phương diện kể cả tư chất tổ chức lănh đạo đoàn ngũ hoá huấn luyện thiếu nhi ...

Thân,
OPham

----------------------------------------

CÔ CAO KIM NƯƠNG

Cho Phượng kể ké một chuyện về cô Kim Nương(dạy nhạc lớp 7) và thầy Đức (dạy Việt Văn lớp 8) nhe.

Cô Kim Nương:

Phượng nhớ cô có giọng nói thật trầm ấm, dịu dàng và nụ cười nhu ḥa, e ấp. V́ mê cô và muốn..lấy ḷng cô, cả lớp Phượng năm đó đồng ḷng chưng kiếm hoa tươi để chưng lên bàn cô mỗi khi có cô dạy! Thuờng th́ hoa dại thôi nhưng có lần một đứa đem vào hoa hồng, cô nh́n hoa, cười tươi hơn cả hoa và khen hoa đẹp quá. Xong cô cầm hoa lên...ngắt ra một cánh rồi đưa lên miệng cắn! Phượng nhớ cả lớp ngẩn ngơ nh́n không hiểu tại răng mà cô mần kỳ rứa! Thấy vẻ chưng hửng của tụi Phượng, cô nhẹ nhàng giải thích rằng nh́n hoa cô chợt nhớ hồi nhỏ lúc ở Đà Lạt, cô hay ngắt và ăn hoa hồng trên đường về nhà sau khi tan trường. Phượng nhớ có đứa hỏi hoa có ngon không cô th́ cô bảo hoa hồng ngọt lắm! Phượng nghe và thèm quá, chỉ mong có hoa hồng để ăn thử cho biết. Sau đó cô nói một câu nghe thật cảm động và thuơng ơi là thuơng, cô bảo: "Tội nghiệp mấy em quá, trời nóng như vầy mà mấy em phải ngồi yên dưới đó, cô được đi lại trên bục này, và có thể đi qua đi lại thật thoải mái. C̣n các em chắc là buồn ngủ và mệt mỏi lắm phải không?" Cô như vậy hỏi ai mà không thuơng? Khi cô mất, Phượng có đi đám tang cô ở nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi,và nhóm HS TH hát bài "Hè Về" cô dạy v́ Mẹ cô yêu cầu hát bài ǵ đó cô đă dạy để tiễn cô..Bài hát được hát trong những tiếng nức nở, rời rạc thật buồn v́ tiếc thuơng cô.

Thầy Đức

Phượng nhớ thầy hay la mắng học tṛ về cái tội viết chữ bừa băi, đứa nào viết bê bối thầy bắt "sổ" cả trăm lần một câu nào đó để chữ viết được nắn nót hơn. Một hôm sau khi đưa bài lại cho Hiến (một nam sinh nổi tiếng phá phách và hay diễu cợt, khôi hài trong mọi chuyện) thầy bảo Hiến phải "sổ" cho thầy 100 lần câu ǵ đó, Hiến cứ tửng tửng bảo "thưa thầy em không biết xổ, thầy chỉ em xổ đi thầy!" khi cả lớp bắt đầu cười hinh hích, Hiến c̣n chưa buông tha :"em chỉ biết..xổ ở nhà thôi thầy, ở đây thầy bắt em xổ th́ kỳ quá!" Đến lúc đó th́ cả lũ học tṛ cười như vỡ chợ, tội nghiệp thầy chỉ thở dài ngao ngán, bẩm bẩm :"đồ quỷ!".

Thầy thuờng giảng giải, phân tích từng câu trong Lục Vân Tiên cho tụi Phượng thấy là người xưa hay hơn tụi Phượng đời nay nhiều bao nhiêu. Rất nhiều lần thầy phán: "người xưa hay lắm, có thuơng yêu nhau cũng vẫn không dám sàm sở. Nếu muốn trao vật ǵ cho nhau, th́ phải để trên mâm, trên dĩa, rồi người nhận mới lấy, chứ không như "lũ quỷ" tụi bây bây giờ, thấy là tươm tướp!". Và thầy trích câu (Lúc Kiều Nguyệt Nga định ra chào cám ơn Lục Vân Tiên) như sau:

"khoan khoan ngồi đó chớ ra,
nàng là phận gái , "thiếp" là phận trai!"

"Lũ quỷ" năm đó học Lục Vân Tiên không biết thấm nhập bao nhiêu, nhưng chỉ chực chờ thầy nói lỡ một câu nào là cười hinh hích, nên khi thầy dùng chũ "thiếp" trong câu Lục Vân Tiên nói với Kiều Nguyệt Nga, cả lớp cười nghiêng ngửa, và thầy lại phải lắc đầu thở ra v́ tuy hay "mày tao" với học tṛ, thầy lại rất hiền và chắc chắn là thuơng bọn "nhà không nóc" lắm!

Lúc mới tựu trường, ngay ngày đầu năm học thầy bảo: "Làm ǵ th́ làm, con người ta khác với thú vật ở chỗ biết huớng thuợng, t́m cách thăng hoa đời sống, và v́ thế, muốn"làm người" đúng nghĩa, các em phải biết đi t́m chân thiện mỹ!" Lúc mới nghe thầy nói th́ cả đám im thin thít ghi chép đàng hoàng. Nhưng dần dần, v́ thấy thầy hiền, lại hay nhắc nhở cả lớp bằng câu này, (cùng là v́ giọng thầy êm êm, như "lời mẹ ru" buồi trưa hè khiến nhiều đứa ngủ gục) các bạn trong lớp bắt đầu dùng câu châm ngôn này của thầy để ghẹo lại thầy, ví dụ như vầy:

Một lần trước khi đến giờ thầy, Hiến và Phong đứng lên và tuyên bố là hôm đó cả lớp sẽ "đ́nh công" không học, không ghi chép và sẽ giả bộ...ngủ gục hết khi thầy bắt đầu giảng bài. Hiến lư luận như vầy, nếu một vài đứa ngủ th́ Thầy c̣n gọi và phạt cấm túc hay cho zero chứ nếu cả lớp đồng gục hết th́ không lẽ Thầy phạt hết mấy chục mạng sao. Tuy thấy chuyện chọc ghẹo thầy đúng là "mất dạy", nhưng Phượng cũng ṭ ṃ muốn xem phản ứng thầy sẽ ra sao nên cũng giả vờ úp mặt lên bàn vờ ngủ khi cả đám gục xuống cái rụp. Tội nghiệp, chắc là thầy buồn lắm nhưng chỉ ngồi trầm ngâm, không nói một tiếng ǵ. Nhưng đă hết đâu! Giả bộ gục chừng ...1 phút, không nghe tiếng thầy, Phong ngẩng đầu lên làm ra vẻ ngạc nhiên, ngây thơ hỏi: "Sao thầy không giảng nữa thầy?" Khi Thầy vẫn ngồi im, Hiến trả lời hộ thầy: "Im mày, Thầy đang đi t́m chân thiện mỹ!" Nhớ lại thấy tội thầy chi đâu. Mà thầy hiền ơi là hiền, chỉ thở ra ngao ngán v́ lũ học tṛ quái quỷ. Giờ mà gặp lại thầy chắc cả bọn sẽ đồng thanh xin lỗi thầy và xin thầy phạt cho đáng tội mới đỡ áy náy phần nào v́ những tṛ đùa quái đản năm xưa...

Minh Phượng

 

THẦY HUỲNH VĂN ÂN

cũng trong năm đệ tam, lớp Pháp
giờ thầy Ân (Thầy đă ra đi!)
giờ thầy ,la mắng thường khi
điếc tai chia động từ hoài không xong
thêm cái dzụ "analyse" nữa
thấy Thầy sao chẳng chút "romance"!
rồi chiều ấy...
trời mưa
lất phất
bài grammaire dang dở, hết giờ
au revoir rồi bỗng bất ngờ
Thầy cảm khái một ḍng thơ pháp
"Il pleure dans mon coeur
comme il pleut sur la ville"
Tṛ ngồi dưới buột miệng ngay
"Paul Verlaine" đó , thật hay ha Thầy
Thầy cũng rất bất ngờ...chuyện lạ
nhỏ học tṛ cũng sính thơ ta!
cả lớp cũng ̣a xuưt xoa
giờ Thầy từ đó nở hoa tiếng cười

măi măi măi ...sau này vẫn thế
đến một ngày Tṛ lại làm Thầy
nhớ trao t́nh cảm tràn đầy
cho lũ tṛ nhỏ như Thầy ḿnh xưa.....

kimthanh

ARIETTE
Thơ của PAUL VERLAINE ( 1844 - 1896 )
Il pleure dans mon coeur
Comme il pleut sur la ville;
Quelle est cette langueur
Qui pénètre mon coeur
Ô bruit doux de la pluie
Par terre et sur les toits!
Pour un coeur qui s’ ennuie
Ô le chant de la pluie !
Il pleure sans raison
Dans ce coeur qui s’ écoeure
Quoi ! nulle trahison?
Ce deuil est sans raison.
C’ est bien la pire peine
De ne savoir pourquoi.
Sans amour et sans haine
Mon coeur a tant de peine !


Paul Marie Verlaine (1844 - 1896 ) là một nhà thơ Pháp . Phần lớn cuộc đời ông ch́m trong khổ đau và nghiện rượu. Trong một lần tranh luận với người bạn thân là ARTHUR RIMBAUD ( 1854 - 1891 ), VERLAINE đă bắn bạn bị thương, nên phải ở tù 2 năm... Ông được coi là người mở đường trực tiếp cho chủ nghĩa Tượng Trưng của thế kỷ 19 và đă một thời được bầu là " ông hoàng của các nhà thơ ". Thơ P . VERLAINE giầu nhạc điệu, hồn nhiên, pha nét hiện sinh. Ông cho rằng " Âm nhạc có trước tất cả ".
Những tác phẩm tiêu biểu của ông : Poe’mes Saturniens - 1866 ( Thơ Sao Thổ) Fêtes Galantes - 1869 ( Hội Phong Lưu) La bonne Chanson, 1870 ( Diệu Khúc ) , Sagesse, 1881 ( Minh Triết ) ,Les Poètes maudits 1884 ( Những nhà thơ đáng nguyền rủa ).
Chuyển ngữ : KIỀU GIANG
KHÚC ĐOẢN CA
Lệ rơi trong tim tôi,
Hay mưa trên phố vắng?
Mưa ngân bờ hoang đắng,
Mưa tràn cơi ḷng ai !
Ôi ! dịu dàng mưa ơi,
Sao hoen màu nhân thế?
Trái tim ta nhỏ lệ,
Khúc mưa tràn đêm sâu.
Nỗi đau không duyên cớ
Con tim buồn đi hoang,
Không một lời trái ngang
Sao tang thương - mắc nợ?
Ôi nhọc nhằn thống khổ,
Ta chẳng hiểu v́ đâu
Không yêu thương- thù hận
Sao tim ta nát nhàu !